Trang thông tin điện tử
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Vietnam National Union of Electric Power Workers

NGHĨ VỀ NGHỀ CỦA CHA

13/07/2024 05:58:17 PM 1.874 lượt xem
Giữa cái nắng oi bức của mùa hè, thế nhưng vẫn có nhiều người đang cật lực ngoài nắng với bộ đồng phục màu cam, những người ấy mang một nguồn năng lượng tích cực, một nguồn sống mạnh mẽ và tô phần cho màu sắc rực rỡ của nước nhà. Đó là người con của ngành điện, nói chính xác hơn là người thợ điện đấy.
Em rất tự hào khi được làm con người thợ điện. Cha em là Nguyễn Văn Tâm hiện đang công tác ở Trạm biến áp 220kV Cát Lái, thuộc Công ty Truyền tải điện 4. Còn mẹ em hiện đang công tác tại Điện lực Thuận An, thuộc Công ty Điện lực Bình Dương. Khi có cả cha và mẹ đều làm ngành điện, em lại càng tự hào hơn nữa. Đối với em, ngành điện rất quan trọng vì mang lại ánh sáng và nguồn điện sinh hoạt trong mỗi gia đình và cũng nguy hiểm không kém, một chút sơ suất trong công tác đôi khi ảnh hưởng đến tính mạng.
Tuy là vậy, nhưng họ vẫn chọn nghề điện để đem đến những nhu cầu thiết yếu nhất đến tất cả mọi người. Mỗi nghề đều có một sự đặc thù riêng và nghề điện cũng vậy, những người thợ điện luôn xuất hiện để kiểm tra, sửa chữa khi nhà nào mất điện. Bên cạnh đó, họ còn phải leo trên những trụ điện với chiều cao lên đến mấy chục mét với nhiệt độ ngoài trời nắng gắt và khô hanh.
Vào mùa dịch co-vid 19 vừa qua, Cha em phải túc trực ở trạm xuyên suốt. Những bữa cơm gia đình thời điểm ấy luôn luôn thiếu cha. Hoặc có những hôm trạm điện gặp sự cố nửa đêm, điện thoại vừa reo lên, cha lại phải khoác bộ đồ màu cam vào rồi chạy xe lên trạm, dù nhà cách đó khoảng hai mươi mấy cây số. Cha em rất nhiệt huyết với công việc, những bữa ăn rất vội để tranh thủ làm việc cho hoàn thành.
Lượng điện người dân sử dụng ngày một nhiều hơn, những người thợ điện vì thế mà phải túc trực và làm việc nhiều hơn, đồng thời thường đưa ra các giải pháp để có thể vừa sử dụng mà vẫn có thể tiết kiệm điện một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Chỉ cần một cuộc điện thoại sự cố mất điện, bất kể ngày hay đêm, người thợ điện ấy phải báo cáo chính xác để cử bộ phận xử lý hay trực tiếp đi đến tận nơi để sửa chữa. Hay những cuộc họp khẩn cấp trong đêm về việc giải quyết sự cố lưới điện.
Em rất kính nể những người thợ điện trong đó có cha em, họ như những người hùng trong cuộc sống bằng tất cả sự nhiệt huyết, chăm chỉ, hăng say với lòng yêu nghề sâu tận trong đáy lòng. Qua những hy sinh thầm lặng của người thợ điện, họ đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô cùng tích cực, mạnh mẽ. Em thấy rằng, dù bất cứ nghề nào cũng cần có sự học hỏi, nắm vững chuyên môn, kiên trì, quyết tâm và lòng yêu nghề thì bất cứ sóng gió thử thách nào cũng vượt qua.
Là một học sinh sắp bước vào lớp bảy, Trường Trung học cơ sở Phú Long- Phường Lái Thiêu – Thành phố Thuận An- Tỉnh Bình Dương, em nhận thức rất rõ Ngành điện có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống, cung cấp ánh sáng cho chúng em học tập, sinh sống và nguồn điện không phải là vô tận, chính vì thế mà em, gia đình, bạn bè và tất cả mọi người phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý.
Nhận thức được điều đó, em và bạn bè trong lớp đã thực hiện một số nội dung tiết kiệm điện cụ thể như sau:
  • Trong lớp em có sử dụng bóng đèn led, quạt trần, … em và các bạn trước khi ra về thì tắt các thiết bị trên.
  • Buổi sáng, lớp em tận dụng ánh sáng tự nhiên vừa đủ sáng để chúng em học tập, không cần sử dụng điện; những hôm trời mát chúng em không bật quạt.
  • Chúng em góp ý giáo viên, nhà trường sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện vì các sản phẩm này vừa chất lượng, vừa giảm lượng điện năng tiêu thụ.
  • Em nhờ cha mẹ em làm ngành điện tư vấn cho giáo viên, nhà trường sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho trường học vì đây là nguồn năng lượng có giới hạn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn bảo vệ môi trường.
* Còn ở gia đình, em và cha mẹ tiết kiệm điện bằng các cách sau:
  • Sử dụng bóng đèn led tiết kiệm điện.
  • Tắt ti vi khi không sử dụng (rút phích cắm ti vi khi không sử dụng).
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên.
  • Sử dụng máy điều hòa khi thật sự cần thiết, để ở nhiệt độ 26 độ C.
  • Sử dụng các thiết bị trong gia đình như nồi cơm điện, bàn ủi, tủ lạnh, … có dán nhãn năng lượng tiết kiệm điện.
Với những hành động thiết thực như vậy, em cũng đã góp phần gửi lời cám ơn đến cha mẹ nói riêng và công nhân viên ngành điện nói chung đã ngày đêm cống hiến cho sự phát triển của Ngành điện nước nhà.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam, em xin chúc ngành điện sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo nên những thành tích vẻ vang và đầy tự hào, đó là biểu trưng những người áo cam nhiệt huyết, xung kích, có trái tim đam mê công việc.
Em cũng xin chúc cuộc thi thành công tốt đẹp./.
 
NGHĨ VỀ NGHỀ CỦA CHA

Tác giả: Nguyễn Lương Quỳnh Chi
Gửi email

Bình luận (0)

Gửi bình luận Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin tức khác

Xem thêm

Công đoàn PC Quảng Bình: Khen thưởng con CBCNV tham gia cuộc thi “Là con người thợ điện”

Vừa qua, Công đoàn PC Quảng Bình đã tổ chức lễ trao thưởng cho cháu Nguyễn Hoàng Mai, sinh năm 2009, con của anh Nguyễn Văn Hòa, công tác tại Điện lực Bố Trạch đã vinh dự đạt giải khuyến khích tại cuộc thi viết “Là con người thợ điện” do Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức. Bài thơ của cháu mang tên "Chiến binh áo cam đưa dòng điện lên bản" đã gây ấn tượng sâu sắc khi viết về người bố của mình, người đã tham gia kéo điện lên hai xã miền núi Tân Trạch và Thượng Trạch, mang ánh sáng đến cho bà con nơi đây.

MỘT ĐIỀU CON CHƯA NÓI

Trong văn chương, mùa thu là nàng thơ của thi sĩ với nào là sắc vàng của lá, mùi nồng nàn của hoa sữa. Nhưng với con, mùa thu sẽ là những cơn mưa xối xả, áp thấp và bão tố tàn phá mọi thứ kể cả những cột điện sừng sững, vững chắc nhất. Làng phố tối tăm. Cây cối bị gió bẻ ngang. Mùa thu làm cho ba con và những người công tác trong ngành Điện thêm bao nhiêu khó khăn, vất vả. Bão vừa tan là ba lại phải khắc phục sự cố với ngổn ngang công việc và những hiểm nguy. Lúc đó, con đã tự hỏi “Sao ba lại lựa chọn một nghề vất vả và nguy hiểm đến thế?”

Tác phẩm: Kỳ tích về đường dây 500

Đường dây 500kV đã được hoàn thành trong thời gian kỷ lục là 6 tháng nhờ sự chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các đội Xung kích của các đơn vị trong Tập đoàn đặc biệt là EVNHANOI nơi bố, mẹ con công tác đã đóng góp một phần quan trọng tạo nên kỳ tích này:

"Hành trình vượt nắng thắng mưa của ba và những người anh hùng thầm lặng”

Bài dự thi của bé Đặng Lê Minh Ngọc, sinh năm 2010, con anh Đặng Dương Thanh, Phó đội trưởng và chị Lê Thị Hằng, Tổ trưởng tổ Tổng hợp, Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế, Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai

Bố - Người lao động ngành điện - Dòng điện ngày mai của Tổ Quốc

BBT xin giới thiệu bài viết tham gia cuộc thi của Công đoàn ĐLVN tổ chức.

Con gửi bố

... Ngắm ảnh bố gửi về từ “tiền tuyến” yêu thương, ở “hậu phương” mẹ và con tự hào lắm ạ! Con chúc bố, các bác, các chú sức khỏe, kiên cường. Dẫu mồ hôi ướt đẫm, dẫu nắng nóng cháy da nhưng không làm nhụt ý chí của người thợ điện Việt Nam bố nhỉ. Con gửi chút gió mát lành, gửi đám mây nho nhỏ che màu nắng chói chang, gửi ước mơ của con và bao điều muốn nói vào vần thơ giản dị. Hẹn gặp bố ngày gần nhất nhé bố thương yêu!

VẮNG BA

Ban biên tập giới thiệu bài thơ viết tặng Ba tham gia chiến dịch Dự án đường dây 500kV mạch 3 Phố Nối - Quảng Trạch của tác giả Công ty Điện lực Lâm Đồng.

Tham gia Cuộc thi viết "Là con người Thợ điện"

Công đoàn Điện lực Việt Nam phát động Cuộc thi viết "Là con người Thợ điện"; Cuộc thi bắt đầu từ ngày 01/6 đến 01/7/2024; đối tượng tham gia cuộc thi là các cháu học sinh độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi là con của đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các đơn vị trong EVN.

“Là con người thợ điện”- Cuộc thi viết dành cho các cháu học sinh con của đoàn viên, người lao động EVN

Công đoàn Điện lực Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch số 338/KH-CĐĐVN ngày 24/5/2024 về việc tổ chức Cuộc thi viết “Là con người thợ điện” dành cho các cháu học sinh, con của đoàn viên, người lao động Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Thông báo