Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023 được phát động với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”. Để tích cực hưởng ứng, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã có văn bản triển khai từ ngày 10/01/2023.
Tháng ATVSLĐ năm 2023, được phát động trên phạm vi cả nước từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023, do đó EVNSPC đưa ra phương án triển khai thực hiện với mục tiêu: Thúc đẩy công tác phối hợp giữa Công đoàn cơ sở với người sử dụng lao động triển khai các chương trình cụ thể nhằm cải thiện điều kiện làm việc. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện Luật ATVSLĐ. Quản lý các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại nơi làm việc để ngăn ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), ngăn ngừa sự cố lưới điện, sự cố cháy nổ trong toàn EVNSPC.
Tổ chức khám sứ khòe định kỳ cho người lao động
Việc tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ phải đảm bảo yêu cầu thiết thực, hiệu quả và tham gia tích cực của Công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức đoàn thể, xã hội tại địa phương vào công tác ATVSLĐ.
Các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 phù hợp với điều kiện phù với đặc thù sản xuất, kinh doanh của đơn vị đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, sát với cơ sở trực tiếp sản xuất, thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của người lao động và các đoàn thể.
Tập trung vào các nội dung như: Lập kế hoạch và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về ATVSLĐ - PCCN để phòng ngừa, kiểm soát các nguy cơ rủi ro, tai nạn và bệnh nghề nghiệp đảm bảo ATVSLĐ - PCCN tại nơi làm việc kế hoạch năm 2023. Tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đảm bảo công tác an toàn năm 2023 do EVNSPC giao. Tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Tổ chức cho người lao động ký cam kết thực hiện tốt công tác ATVSLĐ - PCCN, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc trong các phân xưởng, đội, nhà máy, tổ sản xuất. Tổ chức thông tin tuyên truyền, phát động các phong trào thực hiện tốt công tác ATVSLĐ - PCCN tại đơn vị. Tăng cường các hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, Website nội bộ để thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách, các nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ. Thực hiện công tác nhận diện mối nguy, đánh giá và quản lý nguy cơ rủi ro khi làm việc trên lưới điện, đảm bảo an toàn lao động, an toàn PCCC tại nơi làm việc và phổ biến, hướng dẫn đến toàn thể CBCNV trong đơn vị nắm rõ để phòng tránh TNLĐ, sự cố cháy nổ theo quy định nhận diện mối nguy, đánh giá và quản lý rủi ro trong EVNBSPC. Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; Huấn luyện, sát hạch định kỳ về ATVSLĐ, an toàn điện cho người sử dụng lao động, người quản lý, người làm công tác an toàn và người lao động. Rà soát trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố độc hại; trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Thực hiện kiểm định, kiểm tra, bảo dưỡng dụng cụ an toàn, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thiết bị thông gió, hút bụi, hơi khí độc, trang bị bổ sung phương tiện PCCC... Rà soát, khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết không đảm bảo kỹ thuật, an toàn trên lưới điện. Thực hiện nghiêm chế độ kiểm tra, bảo dưỡng, kiểm định định kỳ thiết bị. Xử lý, giải trừ và có phương án phòng chống TNLĐ khi làm việc tại vị trí không đảm bảo kỹ thuật, an toàn trên lưới điện. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn lao động của các đơn vị công tác, thao tác. Nhắc nhở người lao động thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn khi thực hiện các công việc được phân công để ngăn ngừa tai nạn. Tổ chức sơ, tổng kết để khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Tổ chức biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tốt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo, báo cáo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Huấn luyện sử dụng phần mềm an toàn cho người lao động
Căn cứ tình hình, các đơn vị tổ chức những hoạt động khác như: Tổ chức hội thi, viết bài về đề tài hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ năm 2023. Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề về ATVSLĐ, phổ biến các quy định pháp luật về ATVSLĐ, chính sách cho người lao động… Các đơn vị tham gia các hoạt động hướng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023 địa phương tổ chức. Tuyên truyền, phát động đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023.
Tích cực triển khái công tác tuyên truyền như: Tổ chức lễ phát động toàn thể CBCNV trong toàn đơn vị hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2023. Thực hiện treo các băng rôn, pa-nô, áp phích ATVSLĐ ở văn phòng, nhà xưởng, Phối hợp với Công đoàn, phát động toàn thể CBCNV thi đua đảm bảo ATVSLĐ-PCCN trong năm 2023, tổ chức cho các Điện lực, Tổ/Đội sản xuất, Phân xưởng... đăng ký cơ sở đảm bảo ATVSLĐ, không xảy ra tai nạn lao động, sự cố lưới điện, sự cố cháy nổ. Tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong đơn vị.
Sinh hạt an toàn hàng ngày
Để triển khai những nội dung trên có hiệu quả, các đơn vị phân công cán bộ lãnh đạo, cán bộ an toàn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động tại hiện trường làm việc của các đơn vị công tác và các đơn vị cơ sở. Thường xuyên tổ chức kiểm tra phát hiện các điểm mất an toàn, lãnh đạo các cấp phải có trách nhiệm đề ra các biện pháp để loại trừ ngay. Khi phát hiện các lỗi vi phạm cần xử lý nghiêm và tổ chức rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị./.
Tác giả: Lê Tám - Thành Công
Trích dẫn: EVNSPC