Theo Kế hoạch huấn luyện năm 2023, PC Yên Bái tổ chức 9 lớp huấn luyện với 500 cán bộ công nhân viên và người lao động được tham gia huấn luyện; Giảng viên là Giáo viên thuộc Trung tâm huấn luyện An toàn vệ sinh lao động -Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc trực tiếp giảng bài.
Đối tượng huấn luyện gồm người lao động thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 6 các đơn vị, các phòng chức năng Công ty, Đội Hotline và Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế Yên Bái, theo quy định tại Nghị định số: 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.
Đây là nhóm người lao động hiện đang làm việc ở môi trường công việc có yêu cầu nghiêm ngặt; người lao động làm các công việc không có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên tại các đơn vị…
Nội dung huấn luyện đó là như: Tổng hợp lại toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ; Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ; Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Cùng với đó, nâng cao kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động; Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; Chính sách, chế độ về ATVSLĐ đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; Nội quy ATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn và sử dụng các thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân; Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; Nghiệp vụ, một số kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, sơ cấp cứu ban đầu, phương pháp hồi sinh tổng hợp để có những phương thức cấp cứu được sơ cấp cứu đúng cách giúp người bị nạn thoát khỏi cơn nguy kịch.
Thực hiện và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, phổ biến các nội dung về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và những vấn đề trọng tâm liên quan đến người tham gia giao thông như: Luật giao thông đường bộ, các Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như: Mức xử phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự như xe mô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như: điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; điều khiển xe không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt; xử dụng đèn chiếu sáng xa khi tránh xe đi ngược chiều…
Thông qua các lớp huấn luyện kiến thức, trình độ hiểu biết cũng như kỹ năng thực hành và nhận thức, ý thức chấp hành thực hiện về công tác ATVSLĐ của các học viên đã được nâng lên. Với những kiến thức sát với thực tế và công việc thường xuyên hàng ngày, có thể áp dụng ngay kiến thức mới được trang bị để khi trở về đơn vị làm tốt hơn nữa công tác ATVSLĐ, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối không để xảy ra sự cố, tai nạn lao động do nguyên nhân chủ quan.