Trang thông tin điện tử
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Vietnam National Union of Electric Power Workers

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

02/01/2024 04:39:42 PM 2.440 lượt xem
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Bảo vệ truyền thống vẻ vang của Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định những năm qua, công tác truyền thông của các cấp công đoàn có nhiều đổi mới: nội dung được chọn lọc và ngày càng phong phú; đối tượng mở rộng và hướng mạnh về cơ sở; phương thức đa dạng và coi trọng ứng dụng công nghệ số.

Bên cạnh đó, đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm của đoàn viên, người lao động và hình ảnh Công đoàn Việt Nam được tuyên truyền và lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân đối với tổ chức Công đoàn và người lao động, góp phần quan trọng vào kết quả chung của Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ 2018 -2023.

 
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhận định những năm qua, công tác truyền thông của các cấp công đoàn có nhiều đổi mới: nội dung được chọn lọc và ngày càng phong phú; đối tượng mở rộng và hướng mạnh về cơ sở; phương thức đa dạng và coi trọng ứng dụng công nghệ số.

Bên cạnh đó, đời sống, việc làm, tâm tư, tình cảm của đoàn viên, người lao động và hình ảnh Công đoàn Việt Nam được tuyên truyền và lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động và các tầng lớp nhân dân đối với tổ chức Công đoàn và người lao động, góp phần quan trọng vào kết quả chung của Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ 2018 -2023.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tú

Trong bối cảnh mới, nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa chiều, dân chủ xã hội tiếp tục được mở rộng, dân trí không ngừng nâng cao, sự bùng nổ của công nghệ và các hình thức truyền thông gắn với công nghệ đặt ra những yêu cầu mới và ngày càng cao đối với truyền thông công đoàn.

Chương trình “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028” do Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành, nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028.

Mục tiêu của Chương trình là tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trong và ngoài công đoàn, sử dụng đa dạng và hiệu quả các hình thức, phương thức truyền thông, lan tỏa mạnh mẽ đến đoàn viên, người lao động và toàn xã hội về hoạt động của Công đoàn Việt Nam.

Tăng sản phẩm truyền thông trên nền tảng số

Chỉ tiêu đầu tiên được Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII xác định là hằng năm có 85% đoàn viên, người lao động được tiếp cận thông tin về chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lao động và công đoàn.

Ngoài ra, 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan công đoàn tuân thủ cơ chế phát ngôn về hoạt động công đoàn. Người phát ngôn của Tổng LĐLĐ Việt Nam cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Chỉ tiêu đến năm 2028 có 100% cán bộ công đoàn làm công tác chỉ đạo và trực tiếp tham mưu công tác truyền thông ở các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; 70% trở lên cán bộ lãnh đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; 50% trở lên cán bộ lãnh đạo công đoàn cơ sở, ưu tiên trước hết cho khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước được bồi dưỡng nâng cao năng lực truyền thông.

Tỉ trọng các sản phẩm truyền thông về công đoàn trên nền tảng số chiếm 50% tổng số sản phẩm truyền thông của các cấp công đoàn.

Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2028 có 100% tài liệu phục vụ công tác truyền thông được số hóa, kết nối, sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng để lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn; phát hiện, xử lý 80% trở lên tin sai lệch, tin xấu độc về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Phấn đấu đến năm 2028, ở cơ quan công đoàn cấp tỉnh và tương đương có cán bộ làm công tác truyền thông được đào tạo, bồi dưỡng cấp chúng chỉ về báo chí, truyền thông.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chú trọng truyền thông các vấn đề người lao động quan tâm

Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII nêu rõ bên cạnh truyền thông về hoạt động công đoàn cần đẩy mạnh truyền thông các nội dung, vấn đề mà đoàn viên, người lao động quan tâm. Thông qua truyền thông công đoàn, phải đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động.

Đồng thời, bám sát Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, các định hướng và nhiệm vụ công tác hằng năm, công tác truyền thông phải được cụ thể hóa nội dung, triển khai các thông điệp theo chủ đề và sự kiện. Trong đó, tập trung truyền thông các giá trị cốt lõi của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng; truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân Việt Nam và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Truyền thông về chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch hoạt động công đoàn, nhất là chính sách, pháp luật liên quan đến đoàn viên, người lao động, những quy định người lao động cần nắm vững để nâng cao năng lực tự bảo vệ; thông tin chỉ dẫn, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ đoàn viên, người lao động.

Truyền thông nâng cao nhận thức về tổ chức Công đoàn Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý; vừa là tổ chức chính trị - xã hội, vừa là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Hoạt động của công đoàn đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng.

Truyền thông về hoạt động công đoàn, nhất là lợi ích công đoàn mang lại để người lao động hiểu rõ mục tiêu “vào tổ chức Công đoàn để làm gì và có quyền lợi gì?”; về công đoàn tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở; thông tin đối ngoại và các hoạt động hợp tác quốc tế; về gương người tốt, việc tốt, các phong trào thi đua; về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; phản bác thông tin sai lệch, xuyên tạc, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ giá trị cốt lõi và truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Phản ánh tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, đời sống, việc làm của đoàn viên, người lao động; những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật và các sáng kiến, hiến kế phát triển đất nước của người lao động.

Cùng với đó là tổ chức các hoạt động, sự kiện nổi bật hằng năm: Chương trình Tết Sum vầy và hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động; Tháng Công nhân – Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5; các chương trình lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền, đại biểu dân cử các cấp gặp gỡ, đối thoại, tiếp xúc với đoàn viên, người lao động; kỷ niệm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và trao các giải thưởng, tôn vinh cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động; Công đoàn kỷ niệm các sự kiện trọng đại của đất nước, của Đảng.

Căn cứ nội dung truyền thông cụ thể, các cấp công đoàn tiến hành phân chia đối tượng truyền thông thành các nhóm nhỏ dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, lĩnh vực công tác và làm việc, vùng miền, thói quen tiếp cận thông tin, thời gian làm việc và nghỉ ngơi… để thiết kế thông điệp, lựa chọn công cụ, phương tiện tác động, tổ chức chiến dịch truyền thông và đánh giá, đo lường hiệu quả.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028 1

Đẩy mạnh sự hiện diện của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong các doanh nghiệp

Thảo luận tại Hội nghị lần thứ II, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 27/12/2023 vừa qua, các ý kiến cho rằng 5 nhiệm vụ và hệ thống các giải pháp của Chương trình bám sát các văn bản chỉ đạo mới của Đảng, Nhà nước về công tác truyền thông chính sách, truyền thông về quyền con người, truyền thông chính trị và bổ sung truyền thông hình ảnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Cụ thể, nâng cao nhận thức của cán bộ công đoàn các cấp về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác truyền thông trong hoạt động công đoàn; tập trung hoàn thiện các văn bản về công tác truyền thông. Lãnh đạo công đoàn cấp trên quán triệt, đặt ra yêu cầu đối với lãnh đạo công đoàn cấp dưới về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và đóng góp của công tác truyền thông trong hoạt động công đoàn, nhất là trong bối cảnh hiện nay; tiếp tục thay đổi tư duy, nhận thức về chuyển đổi số và văn hóa số. Người đứng đầu công đoàn các cấp chịu trách nhiệm định hướng nội dung, yêu cầu công tác truyền thông ở cấp mình, đưa vào chương trình công tác hằng năm giải pháp truyền thông phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.

Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương tiện truyền thông, đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới trong công tác truyền thông công đoàn. Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khuyến khích các cấp công đoàn tiếp tục phát huy hiệu quả các hình thức truyền thông đang được đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động đón nhận; linh hoạt kết hợp các phương pháp, công cụ, kênh, nền tảng truyền thông đa dạng, từ truyền thống (báo in, truyền hình, phát thanh, pa-nô, loa truyền thanh, bảng tin nội bộ, hội nghị, hội thảo...) đến hiện đại (báo điện tử, các nền tảng tương tác trên internet, các ứng dụng di động), từ truyền thông đại chúng chính thống (các cơ quan báo chí được thành lập theo quy định) đến truyền thông xã hội (các diễn đàn online, các nhóm mạng xã hội) và tổ chức các sự kiện để đảm bảo hiệu ứng tốt và đạt kết quả cao.

Cùng với đó là đẩy mạnh truyền thông trên môi trường internet, tăng cường sự tương tác của đoàn viên, người lao động, tăng cường sản xuất và phát hành các sản phẩm truyền thông hiện đại, đa nền tảng, chất lượng cao góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp cho đoàn viên, người lao động…

Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị truyền thông để kịp thời phát hiện, phân tích các luồng thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, tham mưu các giải pháp ứng phó; truyền thông chủ động, điều hướng thông tin, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin sai lệch, xuyên tạc, bảo vệ nền tảng của Đảng, bảo vệ giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tập trung quảng bá, giới thiệu vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đóng góp và những đổi mới của Công đoàn Việt Nam, bảo vệ các giá trị và truyền thống vẻ vang của tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam.

Bên cạnh đó, phản ánh kịp thời đời sống, việc làm, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; tuyên truyền, vận động nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức pháp luật, trình độ kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, góp phần phát triển cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị và đất nước.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi trực tuyến thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia. Tiếp tục đổi mới phương thức truyền tải thông tin thông qua mạng xã hội đảm bảo nguyên tắc “nhanh”, “ngắn” để đoàn viên, người lao động tiếp cận, “sâu”, “rõ” để người lao động hiểu, làm theo. Có giải pháp tiếp cận các nhóm, diễn đàn trên mạng xã hội của đoàn viên, người lao động, cung cấp thông tin chính xác, tuyên truyền các nội dung phù hợp đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và các vấn đề liên quan đến công nhân thông qua mạng xã hội.

Xây dựng hệ thống báo chí, xuất bản, các kênh truyền thông nội bộ của công đoàn đủ mạnh; tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông bên ngoài để chủ động thông tin đến đoàn viên, người lao động. Trong đó, đề ra giải pháp định kỳ tổ chức Giải thưởng báo chí về đề tài công nhân, người lao động và hoạt động công đoàn. Triển khai thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn trên báo chí, xuất bản phẩm.

Nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng thông tin tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử (gọi chung là website) và mạng xã hội của các cấp công đoàn. Trong đó, website đóng vai trò cung cấp thông tin và tư liệu chuẩn xác về chủ trương, chính sách, hoạt động của các cơ quan công đoàn, kênh liên thông, trao đổi thông tin trong hệ thống công đoàn.

Để tăng cường nguồn lực cho công tác truyền thông công đoàn, trong Chương trình, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII đặt ra yêu cầu đối với việc bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ công đoàn làm công tác truyền thông, nhất là cấp tỉnh, ngành Trung ương; tuyển dụng, bố trí nhân sự có đủ năng lực, trình độ chuyên môn về báo chí, truyền thông, về tuyên truyền để triển khai công tác truyền thông công đoàn. Nghiên cứu xác định tỷ trọng chi cho công tác truyền thông trong tổng kinh phí chi hoạt động của các cấp công đoàn. Đầu tư, đổi mới trang thiết bị, phương tiện truyền thông ứng dụng công nghệ hiện đại và thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 trong các hoạt động truyền thông công đoàn.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028 2

Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động, đẩy mạnh truyền thông công đoàn cơ sở. Trong đó, tập trung tạo lập các diễn đàn, cộng đồng để kết nối với đoàn viên, người lao động thông qua mạng xã hội và các ứng dụng di động. Định kỳ khảo sát nhu cầu về nội dung, mô hình tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động, cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng bằng các hình thức phù hợp giúp đoàn viên, người lao động chủ động tìm hiểu, khai thác, sử dụng thông tin hiệu quả.

Một trong những điểm nhấn của nhiệm vụ là đẩy mạnh sự hiện diện của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong các doanh nghiệp. Theo đó, các công đoàn cơ sở có từ 100 đoàn viên trở lên thương lượng, đề xuất với chủ doanh nghiệp bố trí không gian sinh hoạt công đoàn (Văn phòng Công đoàn), có huy hiệu và hình ảnh, màu sắc nhận diện Công đoàn Việt Nam để tổ chức hội họp và tiếp đoàn viên, người lao động.

Phối hợp với bộ phận truyền thông của doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động truyền thông công đoàn, đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền, chú trọng xây dựng bảng tin công đoàn đặt tại các địa điểm đoàn viên, người lao động dễ quan sát, tiếp cận và bản tin (điện tử hoặc âm thanh) để nghe, xem trên thiết bị điện thoại.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, để Chương trình đạt mục tiêu và kỳ vọng đề ra thì công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam phải tăng cường nguyên tắc “1 chạm” trong tương tác với đối tượng đã được xác định: cán bộ công đoàn các cấp; đoàn viên, người lao động; các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; cán bộ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động; cộng đồng xã hội và mọi người dân; cộng đồng quốc tế, các đối tác quốc tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
 


Trích dẫn: https://laodongcongdoan.vn/
Gửi email

Bình luận (0)

Gửi bình luận Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin tức khác

Xem thêm

Công đoàn ĐLVN: Hướng dẫn Chương trình “Bữa cơm Công đoàn” năm 2025 NEW

Công đoàn Điện lực Việt Nam triển khai “Bữa cơm Công đoàn” đến các cấp công đoàn cơ sở từ ngày 20/7 - 2/9/2025. Trong đó, tập trung cao điểm trong tuần diễn ra kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2025).

Tin bão khẩn cấp (cơn bão số 03 - bản tin phát lúc 20h00 ngày 21/7/2025) NEW

Do ảnh hưởng của bão số 3, tại đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đặc khu Cô Tô và Cát Bà có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; tại Móng Cái gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Hồi 19 giờ ngày 21/7, tâm bão ở vào khoảng 20,9°N; 108,5°E, cách Quảng Ninh khoảng 90km, Hải Phòng 210km. Sức gió mạnh nhất cấp 9–10 (75–102km/h), giật cấp 13. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 10km/h.

Công đoàn ĐLVN triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 305-NQ/ĐU về đảm bảo điều kiện làm việc, an sinh nội bộ

Ngày 11/6/2025, Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 305-NQ/ĐU về tăng cường lãnh đạo đảm bảo điều kiện làm việc và an sinh nội bộ đối với cán bộ, nhân viên và người lao động. Nhằm cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo từ Nghị quyết, Công đoàn Điện lực Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với nhiều nội dung đồng bộ, thiết thực.

5 hoạt động nổi bật của Công đoàn Điện lực Việt Nam trong Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 15/7, tại Hà Nội, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025. Tại Hội nghị Công đoàn ĐLVN đã khen thưởng 26 tập thể và 28 cá nhân có thành tích xuất sắc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025.

Công đoàn phối hợp cùng chuyên môn đạt những kết quả quan trọng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đây là phát biểu ghi nhận của Đồng chí Nguyễn Hữu Tuấn - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 của Công đoàn Điện lực Việt Nam được tổ chức vào sáng ngày 15/7/2025 tại Hà Nội.

Hướng dẫn thực hiện Chương trình 10.000 sáng kiến giai đoạn 2025 – 2028

Ngày 11/7, Công đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN) đã ban hành Công văn số 475/CĐĐVN-CSPLQHLĐ về việc thực hiện Chương trình 10.000 sáng kiến giai đoạn 2025 – 2028, gửi các Công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện.

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp phụ nữ EVN” có hơn 1.150 tác phẩm tham dự

Kết thúc thời gian nhận ảnh tham gia dự thi (ngày 7/7/2025), Ban Tổ chức Cuộc thi ảnh “Nét đẹp phụ nữ EVN” đã nhận được 1.155 tác phẩm của 383 tác giả gửi ảnh dự thi, trong đó có 254 bộ ảnh.

Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội nghị bàn giao 02 công đoàn cơ sở trực thuộc

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Công đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN) đã tổ chức Hội nghị bàn giao 02 công đoàn cơ sở trực thuộc: Công đoàn Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN; Công đoàn Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN. Đây là hoạt động nhằm triển khai Quyết định số 182/QĐ-HĐTV và Quyết định số 183/QĐ-HĐTV ngày 24/6/2025 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc chấm dứt hoạt động của hai đơn vị nêu trên trong lộ trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy toàn Tập đoàn.

Đôn đốc tiến độ dự án truyền tải điện được Tổng LĐLĐ Việt Nam và EVN phát động thi đua

Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) – Phạm Lê Phú và đoàn công tác vừa đi kiểm tra và đôn đốc tiến độ thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối (thuộc tỉnh Hà Tĩnh).

Đảng viên Chi bộ Cơ quan Công đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Ngày 2/7, tại Hà Nội, Chi bộ Cơ quan Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Hùng – đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ.

EVN phát động phong trào thi đua giai đoạn 2025 2030 với khẩu hiệu: Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển.

Ngày 30/6, Đại hội thi đua yêu nước Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lần thứ V được tổ chức tại Hà Nội. Tại Đại hội ông Đỗ Đức Hùng, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam đã phát động phong trào thi đua toàn Tập đoàn giai đoạn 2025-2030, với 09 nhiệm vụ trọng tâm.

Thi đua lao động sáng tạo, đảm bảo an toàn trên công trường Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tới thăm, động viên lực lượng thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) vào sáng 28/6, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã yêu cầu các lực lượng tham gia thi công chú trọng an toàn, phát huy sáng kiến trong quá trình xây dựng nhà máy.