Trang thông tin điện tử
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Vietnam National Union of Electric Power Workers

Chuyện của những người thợ điện vùng Loan

21/03/2025 02:16:04 PM 59 lượt xem
Một Tổ điện nhỏ, có năm công nhân đảm nhiệm công việc cung cấp điện an toàn, phục vụ nhu cầu người dân tại một vùng rộng lớn heo hút, Tổ điện Đà Loan - Điện lực Đức Trọng, Công ty Điện lực Lâm Đồng là mái ấm của những người thợ xa nhà, họ “chung tình“ với mảnh đất mới với nhiều thử thách, gian truân.

Vùng Loan là tên gọi chung của năm xã vùng sâu huyện nông thôn mới Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng, gồm Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Tà Hine và Đa Quyn. Với đặc điểm vị trí địa lý ở vùng sâu, vùng xa, sinh kế người dân chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp, trong thời gian dài do thiếu điện nên các xã vùng Loan gặp khó khăn trong phát triển kinh tế.

ÁNH SÁNG ĐI CÙNG VÙNG LOAN

Cụ Lê Văn Tâm, sinh năm 1938, cư dân thôn Đà An, xã Đà Loan định cư trên vùng đất mới từ năm 1986. Cụ Tâm bảo, khi ấy vùng Đà Loan chưa có điện, mọi sinh hoạt của cư dân đều trông vào những ngọn đèn dầu, đèn bão. Mỗi khi trong thôn, trong xã có hoạt động cần đến loa - đèn, bà con phải đi mượn máy phát điện về dùng, buổi tối trẻ con học bài không có ánh sáng, cư dân trồng cà phê, trồng rau tưới nước bằng tay…. ôi muôn vàn khó khăn.

Đến năm 2000, xã Đà Loan có điện, ánh sáng làm thay đổi bộ mặt thôn xóm. Một trong những niềm tự hào của cụ Lê Văn Tâm là công nhân Lê Minh Mẫn, là con trai của cụ Tâm, là người thợ điện đầu tiên của Tổ điện Đà Loan. Ông Mẫn kể lại, sống trong cảnh không có điện, ông khát khao làng quê mình sớm có điện, tha thiết với công việc người thợ điện… tới mức đi học chuyên ngành thợ điện. Rồi ông Mẫn đã trở thành thợ điện như giấc mơ của mình, thợ điện xuất thân từ vùng không có điện, ông Mẫn trở thành một trong những người thợ góp phần thiết kế, lắp đặt luồng ánh sáng đầu tiên trên mảnh đất quê hương mình.

Ngồi nghe ông Mẫn kể lại những công trình điện từ Đà Loan, Thiện Chí (Ninh Gia), K’Nai (Phú Hội)... khi ấy người thợ điện trẻ đã góp phần mang ánh sáng tới từng ngôi nhà, từng ngõ xóm. Suốt chiều dài ấy ông Mẫn đã có 25 năm gắn bó với ngành điện, riêng Tổ điện Đà Loan ông bám trụ từ khi thành lập năm 2006 cho đến nay. Địa bàn vùng Loan rất rộng, dân cư lại sống phân tán nên nhiệm vụ của anh em Tổ điện vất vả, nhưng tâm hồn luôn vui tươi và đảm bảo nhiệm vụ vận hành chăm sóc, sửa chữa điện cho khách hàng được sử dụng liên tục.

“Tổ điện của chúng tôi có năm thành viên, nhưng quản lý 240 km đường dây hạ thế, 192 km đường dây trung thế và 323 trạm biến áp, trong đó có 151 trạm của Điện lực và 172 trạm của khách hàng. Tổng số khách hàng là gần 14 ngàn, chủ yếu là khách hàng sinh hoạt và các nông hộ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Thực sự, với lực lượng lao động mỏng như thế này, khối lượng đang quản lý cùng với địa bàn khó khăn thì vất vả cho anh em”, ông Lê Minh Mẫn - Tổ trưởng tổ điện Đà Loan chia sẻ.

Ông Nguyễn Thạch Lâm, người đã có 20 năm gắn bó với Tổ điện Đà Loan chia sẻ, phòng trực của Tổ luôn luôn có người để đảm nhận công việc, tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Khi có yêu cầu của khách hàng, anh em không ngần ngại thời gian, khó khăn địa bàn địa lý, nhanh chóng lên đường sửa chữa khắc phục sự cố mất điện cho khách hàng.

“Hồi mới thành lập đi lại tại khu vực vùng Loan rất vất vả, đường đất sình lầy, khách hàng thưa thớt, đi lại khó khăn, nhưng anh em chúng tôi rất vui vẻ, động viên nhau ra sức làm việc cho bớt nhớ gia đình. Hiện nay, cơ sở vật chất, đường dây, trạm biến áp được đầu tư tốt, thao tác điều khiển xa và tự động hóa cao nên anh em cũng bớt đi một phần nào khó nhọc. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng tôi sao nhãng, chúng tôi luôn xác định nhiệm vụ đảm bảo điện cho bà con sinh hoạt cũng như sản xuất luôn là nhiệm vụ quan trọng, chúng tôi phải chủ động đảm bảo cho dòng điện liên tục, vì người dân mà chúng tôi thực hiện công việc mỗi ngày, mỗi giờ”, ông Nguyễn Thạch Lâm quyết tâm.

Chuyện của những người thợ điện vùng Loan
Những người thợ điện của Tổ điện Đà Loan ứng trực, đảm bảo điện phục vụ người dân trên địa bàn 

ĐIỆN SÁNG MANG LẠI NO ẤM

Hiện tại, công việc vất vả nhất là công tác phát quang, xử lý cây cối vi phạm trong hành lang an toàn lưới điện. Lưới điện trung thế vùng Loan thường đi trên đồi, qua rừng, sông suối… nên mùa mưa bão cây cối dễ va quẹt vào lưới điện, các nguyên nhân do mưa to gió lớn, hoặc bị sạt lở đất gây ra. Những lúc như này anh em công nhân lại căng sức để đảm bảo đường dây điện thông suốt.

“Mùa mưa bão là vất vả lắm, anh em chúng tôi ứng trực 24/7, nếu có sự cố là nhóm công tác có mặt ngay. Hiện tại, do chủ trương phát triển lưới điện thông minh, các thiết bị hoạt động ở cơ chế tự động hoá, có thiết bị đo xa nhờ đó anh anh em nắm bắt thông tin rất nhanh, nên có thể có mặt rất kịp thời, sửa chữa khắc phục sự cố nhanh chóng”, anh Nguyễn Văn Trường, thợ trẻ quê Đà Loan chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Trầm, nông dân thôn Đà Giang, xã Đà Loan cho biết, nhà chị có trên 5 ha sản xuất rau công nghệ cao, là mô hình trong nhà kính cũng như ngoài trời. Trong nhà kính, rẫy cà phê… nhà chị ứng dụng tưới tự động nên đã phải lắp đặt điện ba pha áp một giá, vài lần nhà có trục trặc chỉ cần gọi điện sẽ có người tới sửa chữa hỗ trợ gia đình ngay, sự hỗ trợ người dân của thợ điện rất tốt. Có điện mới làm được nông nghiệp công nghệ cao, chỉ cần bấm nút là tưới, cảm ơn các anh em Điện lực đã luôn vì người dân để chúng tôi được ấm no hơn. 

Chị Võ Thị Huỳnh Như – Công ty TNHH Nấm Ngọc Bích, doanh nghiệp chuyên trồng nấm công nghệ cao đóng chân trên địa bàn thôn B’Liang, xã Tà Hine cho biết: Tổ điện Đà Loan đã hỗ trợ doanh nghiệp rất hiệu quả, chúng tôi có trạm biến áp riêng, các anh thợ điện thường xuyên tới hỗ trợ vệ sinh, kiểm tra an toàn, hướng dẫn, tập huấn công nhân cách sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Nhờ sự ổn định của hệ thống điện, Công ty đã sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả rất tốt. 

Giữa mùa khô 2025, những người thợ điện của Tổ điện Đà Loan đang căng mình ứng trực, đảm bảo cho nhịp chảy liên tục, đây là mùa phụ tải tăng cao do bà con đồng loạt bơm nước tưới nông sản. Xác định được tình hình, tất cả thành viên của tổ đang căng mình bảo trì, bảo dưỡng, làm sạch thiết bị, ngăn ngừa sự cố để nguồn sáng không những hỗ trợ cư dân vùng Loan phát triển kinh tế, còn đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn./.

Tác giả: Kim Hoàn- Thiên Phương, PC Lâm Đồng
Gửi email

Bình luận (0)

Gửi bình luận Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin tức khác

Xem thêm

Sự tái sinh kỳ diệu của “cô gái hạt tiêu” ngành Điện lực

BÀI DỰ THI “VÒNG TAY CÔNG ĐOÀN LẦN THỨ IV NĂM 2024”. Đơn vị: Công đoàn PC Phú Yên.

Truyền tải điện Quảng Nam tặng quà Tết cho người khuyết tật, trẻ mồ côi

Ủng hộ Thư kêu gọi của Hội bảo trợ người khuyết tật, quyền trẻ em và bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam về chương trình vận động “TẶNG QUÀ TẾT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ MỒ CÔI”. Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn CSTV Truyền tải điện (TTĐ) Quảng Nam – Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) đã kêu gọi toàn thể người lao động chung tay góp sức ủng hộ, chia sẻ, động viên những người dân và trẻ em thiếu may mắn có cái Tết đầm ấm, vui vẻ. Hưởng ứng lời kêu gọi trên toàn thể người lao động TTĐ Quảng Nam đã đóng góp ủng hộ với số tiền 5.800.000 đồng.

Quảng Bình: Cán bộ Điện lực cứu 1 người dân bị lật đò, kẹt trong vùng mưa lũ

Sáng 29/10, anh Lê Văn Thắng – Trưởng phòng Kinh doanh Điện lực Lệ Thủy (Công ty Điện lực Quảng Bình) đã phát hiện và cùng người dân cứu được ông Trương Văn Duy (58 tuổi, trú tại thôn Xuân Hồi, xã Xuân Thuỷ, huyện Lệ Thủy) bị kẹt tại vùng ngập lụt do lật đò.

Trao nhà "Nhà đồng nghiệp" cho đoàn viên từ giải chạy bộ online “Chung bước – Đồng lòng – Thắp sáng niềm tin”

Ngày 24/10, đoàn công tác của Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Nam đã tổ chức gắn biển, bàn giao “Nhà đồng nghiệp” cho Công đoàn viên (CĐV) khó khăn về nhà ở.

Công đoàn PC Phú Yên: 614 CNVCLĐ tham gia chương trình “Bữa cơm Công đoàn”

Từ ngày 26-30/8/2024, 18 Công đoàn trực thuộc Công đoàn PC Phú Yên đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” cho 614 CNVCLĐ. Đây là hoạt động thiết thực thể hiện sự tri ân đối với những đóng góp quan trọng của người lao động đối với sự phát triển của đơn vị.

BỮA CƠM CÔNG ĐOÀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHÚNG TÔI

Sự kiện "Bữa cơm Công đoàn" cho người lao động thời gian qua đã trở thành một trong những hoạt động nổi bật, ý nghĩa trên phạm vi cả nước vào tháng 7 vừa qua. Hưởng ứng chương trình, Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Nam đã triển khai sâu rộng đến toàn thể các tổ chức Công đoàn trực thuộc, tích cực hưởng ứng chương trình.

Ấm lòng đoàn viên, người lao động ngành Điện Hà Tĩnh với “Bữa cơm Công đoàn”

Chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày thành lập EVNNPC, những ngày qua, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động ý nghĩa, trong đó nổi bật là chương trình “Bữa cơm Công đoàn”.

Công đoàn PC Quảng Bình: Gắn kết đoàn viên qua phong trào thể dục thể thao

Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Bình không chỉ chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn đặc biệt quan tâm đến các hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và tinh thần cho CBCNV.

“Mái ấm công đoàn” về với đoàn viên huyện biên giới

“Mái ấm công đoàn” là một trong những hoạt động nhân văn, thiết thực mà ngành điện chú trọng thực hiện nhằm góp phần giúp các đoàn viên công đoàn trong đơn vị có điều kiện được an cư, từ đó yên tâm làm việc và gắn bó hơn với ngành.

Công đoàn Điện lực Việt Nam: Thăm CBCNV PC Đắk Lắk nhân Tháng công nhân 2024

Nhân Tháng công nhân 2024, ngày 29/5, đoàn công tác của Công đoàn EVN và EVNCPC do ông Đỗ Đức Hùng – Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến làm thăm hỏi, tặng quà CBCNV của PC Đắk Lắk. Tham gia cùng đoàn còn có ông Vũ Văn Minh – Trưởng Ban chính sách pháp luật và Quan hệ lao động; ông Nguyễn Văn Lương – Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công; bà Đoàn Thị Phụng – Uỷ viên BCH, Phó Ban Nữ công Tổng công ty.

Tháng 5 yêu thương

Tháng 5 về, Tháng Công nhân! Một bài thơ nhiều cảm xúc của chị Việt Sen- Điện lực Ninh Hòa (PC Khánh Hòa).

Khi thợ điện “hotline” đối mặt với dòng điện “sống”

Khi thi công, sửa chữa trên dòng điện “sống”, thợ điện “hotline” đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro và phải tuân thủ những quy trình làm việc nghiêm ngặt, đặc biệt họ luôn phải giữ cho mình “một cái đầu lạnh, một tâm lý vững và một trái tim nóng”.