Trang thông tin điện tử
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Vietnam National Union of Electric Power Workers

Bài viết về "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Tô Lâm

28/03/2025 10:36:44 AM 2.780 lượt xem
Học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích cho xã hội.
Bài viết về
Sáng 12/9/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Quốc phòng. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

Cách mạng khoa học công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự biến cách to lớn trong đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới, nhu cầu mới, nhiệm vụ mới, suy nghĩ mới, hành động mới với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên của hệ thống chính trị trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhất là tận dụng tối đa thời cơ, vận hội, đi tắt đón đầu, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới, học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành những người hữu dụng đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị.

Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm” ; “Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình.”

Trong các giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong những năm đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng cả nước thành xã hội học tập.

Chủ trương học tập suốt đời được đề cập trong nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng như Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, Kết luận số 14-KL/TW, ngày 26/7/2002, Hội nghị Trung ương 6 khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,” Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định “Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời” bởi “Người Cách mạng phải học suốt đời, học trong sách vở, học lẫn nhau và học từ nhân dân; “bể học” mênh mông, không bao giờ cạn.

Bài viết về
Trong các giai đoạn cách mạng, đặc biệt trong những năm đổi mới, Đảng ta luôn quan tâm, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng cả nước thành xã hội học tập. (Nguồn: TTXVN)

 

Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đã trở thành phong trào, thành nhu cầu, thành nếp văn hóa và đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, đã hình thành hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất từ giáo dục mầm non đến đào tạo sau đại học; các loại hình trường, lớp, loại hình đào tạo được đa dạng hóa, mang lại cơ hội học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi.

Phương thức cung ứng, kết nối giữa các trình độ đào tạo được cải thiện; mạng lưới, quy mô giáo dục mở rộng khắp các vùng, miền của đất nước; các phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài từng bước đi vào chiều sâu, thực chất hơn ở hầu khắp các địa phương; môi trường giáo dục lành mạnh, học đi đôi với hành, gắn với cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa.

Trong nhiều dòng họ, làng, xã, thôn, bản phong trào thi đua học tập phát triển mạnh. Ý thức học tập suốt đời đã và đang thấm sâu vào từng gia đình, từng khu dân cư, từng cơ sở đào tạo, từng vùng, miền...

Đã có nhiều tấm gương tiêu biểu là nông dân, người lao động, cán bộ, giáo viên tích cực tự học, sáng tạo trong lao động, công tác, có nhiều đóng góp cho cộng đồng; nhiều tấm gương tiêu biểu trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, có nhiều nghiên cứu, sáng kiến giải pháp hiệu quả mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn, trong sản xuất và đời sống; nhiều người lớn tuổi nhờ tự học, tự nghiên cứu áp dụng kiến thức, kinh nghiệm để sản xuất đã giúp gia đình thoát nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới và đóng góp cho kinh tế-xã hội ở địa phương.

Những mô hình mới, những tấm gương sáng về tinh thần học không bao giờ muộn, có nhiều người ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn theo học cao học, làm luận án tiến sỹ chỉ với mục đích học để làm gương cho con cháu noi theo và khuyên con cháu “học, học nữa, học mãi”; “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại,” góp phần để đất nước ta đạt được những thành tựu vĩ đại sau gần 40 năm đổi mới.

Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp mà chưa thực sự căn cứ vào đòi hỏi thực tiễn, ngại khó, ngại khổ trong học tập, không đào sâu suy nghĩ để vươn lên chinh phục những đỉnh cao trong khoa học.

Tình trạng hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ nghĩa cá nhân, bệnh kinh nghiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ, chất lượng phục vụ Nhân dân; ảnh hưởng đến tinh thần dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; triệt tiêu động lực đổi mới, sáng tạo, không đủ nền tảng kiến thức và tự tin về năng lực đề xuất và thực hiện những sáng kiến, giải pháp đột phá.

Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thỏa mãn với kiến thức đã học trong các trường lớp, cơ sở đào tạo, hoặc chạy theo việc học để hoàn thiện bằng cấp đủ điều kiện thăng tiến, không chịu nghiên cứu, học hỏi thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, kiến thức, kỹ năng hội nhập và khả năng thích ứng...

Một bộ phận biểu hiện ngại học, không có khái niệm học thường xuyên, học suốt đời nên trở thành lạc hậu, bảo thủ, không thích nghi và bắt nhịp với “guồng quay” hối hả của nhịp sống “vũ bão” thời khoa học và công nghệ 4.0 và X.0.

Bài viết về
Buổi học đầu tiên sau lễ khai giảng ở một trường học trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. (Ảnh: TTXVN)

 

Đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai” với thế giới như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và khát vọng của toàn dân tộc.

Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài đưa đất nước, dân tộc bước vào xã hội giàu mạnh, người dân ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển; hơn lúc nào hết, chúng ta cần có những cán bộ có tư duy, tầm nhìn, việc làm đột phá, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, đặc biệt trong thực hiện các cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh; hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả và thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Cách mạng 4.0 đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số khiến một phần nội dung giảng dạy tại nhà trường hôm nay có thể thành lạc hậu, lỗi thời sau vài năm; hơn thế, những điều phổ biến hiện nay thì 10 năm trước còn chưa xuất hiện và có 65% những công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi công nghệ trong những năm tới.

Với thế giới phức tạp, không ổn định và biến đổi khôn lường, tri thức phải không ngừng được bổ sung, tuổi thọ con người dài hơn, thời gian về hưu đủ dài, buộc người cao tuổi phải học và hoạt động để không bị lạc hậu với xã hội hiện đại.

Trong bối cảnh đó, học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững.

Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trên con đường trở thành nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xã hội chủ nghĩa.

Chỉ khi đẩy mạnh thực chất học tập suốt đời, chúng ta mới giàu có những ý tưởng, giải pháp, sáng kiến để giải quyết những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, những vấn đề mới, chưa có tiền lệ; khắc phục triệt để những “điểm nghẽn” trong cơ chế, chính sách, biểu hiện hình thức trong tự phê bình và phê bình; xóa bỏ tình trạng trì trệ, lúng túng trong giải quyết công việc tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; tạo ra được đội ngũ cán bộ dũng cảm, nhận thức đúng quy luật khách quan, chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ, dám nói những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, từ cuộc sống sinh động, từ đòi hỏi của đổi mới và yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân; có quyết tâm, dám chịu trách nhiệm về kết quả công việc, lĩnh vực, ngành mà mình đảm trách, dám nhận lỗi, sửa sai, chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng, biết làm chủ bản thân và công việc; dám chống lại những sự vinh hoa, phú quý không chính đáng và nếu cần, dám hy sinh lợi ích cá nhân vì Đảng, vì Tổ quốc và nhân dân.

Khi đó, chúng ta sẽ xây dựng thành công đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có khát vọng vươn lên, khát vọng phát triển, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về những quyết định của mình để hiện thực hóa nhiệm vụ cách mạng, tạo ra đột phá vì lợi ích của nhân dân, vì sự phát triển của đất nước.

Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao.

Qua học tập suốt đời để nhận thức được trách nhiệm đối với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể; có năng lực làm chủ, năng lực tổ chức cuộc sống; để không ngừng tiến bộ, có sức khoẻ, có chất lượng sống tốt hơn; hiểu biết, giữ gìn và góp phần xây dựng truyền thống văn hóa dân tộc; tin tưởng vào tương lai đất nước, vào đường lối và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, có khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Bài viết về
Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 

Mỗi công dân cần không ngừng học tập về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kinh nghiệm làm việc và khả năng phối hợp trong tập thể để nâng cao tính kỷ luật của tổ chức, năng suất lao động và phát huy sức mạnh tổng hợp; mỗi cán bộ, đảng viên cần học về tư cách người cán bộ cách mạng, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân; không ngừng tự học tập, tự cập nhật kiến thức mới, tham gia tích cực phong trào “học tập số,” phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học công nghệ, kiến thức số; tích cực tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, dòng họ tự học tập suốt đời. Qua học tập suốt đời để hoàn thành được mọi nhiệm vụ mà Đảng, cách mạng và nhân dân giao phó.

Mỗi cấp ủy, tổ chức chính trị-xã hội, hội nghề nghiệp cần nhận thức rõ mục tiêu chính của học tập suốt đời là phát triển con người xã hội chủ nghĩa, từ đó xác định các nội dung học tập suốt đời cho cán bộ, đảng viên, thành viên gắn với phát động thi đua, đánh giá, biểu dương, khen thưởng.

Đảng, Nhà nước sẽ sớm tổng kết, đánh giá, nghiên cứu ban hành quy định, quy trình, đổi mới quan điểm đánh giá, sàng lọc, quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhằm xây dựng hoàn chỉnh bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân; bảo vệ cán bộ sẵn sàng đi tiên phong, sẵn sàng “vượt rào” đột phá vì lợi ích chung.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động.

Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia.

Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện thí điểm các đề xuất đổi mới, sáng tạo; chủ động phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời động viên, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc xem xét, điều chỉnh, có quyết định phù hợp với tình hình thực tế; có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại do nguyên nhân khách quan.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà tri thức, kiến thức, hiểu biết sẽ giúp con người phát huy cao độ tiềm năng để tận dụng tốt các cơ hội, ứng phó hiệu quả với những thách thức để phát triển bền vững; cũng là thời đại mà khối lượng kiến thức của nhân loại tăng lên hằng ngày theo cấp số nhân.

Chỉ khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhà nhà, người người thực hiện hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng được đội ngũ cán bộ dám làm, dám nói, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh, chúng ta mới vững vàng tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bài viết về
(Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

 

Link gốc

Tác giả: Theo evn.com.vn
Gửi email

Bình luận (0)

Gửi bình luận Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin tức khác

Xem thêm

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp phụ nữ EVN” có hơn 1.150 tác phẩm tham dự NEW

Kết thúc thời gian nhận ảnh tham gia dự thi (ngày 7/7/2025), Ban Tổ chức Cuộc thi ảnh “Nét đẹp phụ nữ EVN” đã nhận được 1.155 tác phẩm của 383 tác giả gửi ảnh dự thi, trong đó có 254 bộ ảnh.

Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội nghị bàn giao 02 công đoàn cơ sở trực thuộc NEW

Ngày 8/7, tại Hà Nội, Công đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN) đã tổ chức Hội nghị bàn giao 02 công đoàn cơ sở trực thuộc: Công đoàn Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN; Công đoàn Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN. Đây là hoạt động nhằm triển khai Quyết định số 182/QĐ-HĐTV và Quyết định số 183/QĐ-HĐTV ngày 24/6/2025 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc chấm dứt hoạt động của hai đơn vị nêu trên trong lộ trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy toàn Tập đoàn.

Đôn đốc tiến độ dự án truyền tải điện được Tổng LĐLĐ Việt Nam và EVN phát động thi đua

Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) – Phạm Lê Phú và đoàn công tác vừa đi kiểm tra và đôn đốc tiến độ thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối (thuộc tỉnh Hà Tĩnh).

Đảng viên Chi bộ Cơ quan Công đoàn Điện lực Việt Nam vinh dự được nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Ngày 2/7, tại Hà Nội, Chi bộ Cơ quan Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Hùng – đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ.

EVN phát động phong trào thi đua giai đoạn 2025 2030 với khẩu hiệu: Đoàn kết – Kỷ cương – Đột phá – Phát triển.

Ngày 30/6, Đại hội thi đua yêu nước Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lần thứ V được tổ chức tại Hà Nội. Tại Đại hội ông Đỗ Đức Hùng, Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam đã phát động phong trào thi đua toàn Tập đoàn giai đoạn 2025-2030, với 09 nhiệm vụ trọng tâm.

Thi đua lao động sáng tạo, đảm bảo an toàn trên công trường Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Tới thăm, động viên lực lượng thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) vào sáng 28/6, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã yêu cầu các lực lượng tham gia thi công chú trọng an toàn, phát huy sáng kiến trong quá trình xây dựng nhà máy.

Đảng ủy EVN kiểm tra thực tế tại dự án đầu tư xây dựng trọng điểm Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Ngày 26/6, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ EVN Nguyễn Hữu Tuấn và đoàn công tác của Đảng ủy Tập đoàn đã kiểm tra thực tế tại công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình). Đây là dự án trọng điểm góp phần đảm bảo cấp điện cho phát triển kinh tế của đất nước.

Công đoàn tiếp sức công nhân đưa điện ra Côn Đảo

Sóc Trăng - Công đoàn Điện lực Việt Nam thăm hỏi, tặng quà, tiếp sức tinh thần cho công nhân thi công dự án điện lưới quốc gia ra Côn Đảo.

Công đoàn Điện lực Việt Nam: Chúc mừng các Cơ quan Báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 19/6, đoàn công tác của Công đoàn Điện lực Việt Nam (CĐĐLVN) do đồng chí Đinh Thị Thanh Bình – Phó Chủ tịch làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng hoa và chúc mừng các Cơ quan Báo chí thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Tiếp sức công trình trọng điểm: Tổng LĐLĐ Việt Nam đồng hành cùng người lao động tại Dự án TBA 220kV Vũng Áng và đấu nối

Ngày 16/6, tại Hà Tĩnh, ông Nguyễn Xuân Hùng – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên người lao động thi công Dự án Trạm biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối.

Vượt nắng thắng mưa, giữ dòng điện cao áp – Công đoàn đồng hành cùng người lao động nơi tuyến lửa

Giữa những ngày tháng 6 nắng như đổ lửa, khi nền nhiệt tại Quảng Ninh không ngừng tăng cao, những CBCNV của Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) – đặc biệt là lực lượng vận hành tại Trạm biến áp (TBA) 500kV Quảng Ninh, cùng các kỹ sư, công nhân Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật 1 (TTDVKT1) và Truyền tải điện Đông Bắc 3 vẫn bám trụ công trường ngày đêm, thi công liên tục để hoàn thành hạng mục sửa chữa tại TBA 500kV Quảng Ninh.

Chăm lo, động viên người lao động tại công trường trọng điểm quốc gia

Trong những ngày này, tại Lào Cai, Yên Bái, các đơn vị thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên đang tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, huy động tối đa nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tốc độ thi công, nhằm đưa công trình về đích đúng hẹn.