Trang thông tin điện tử
CÔNG ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Vietnam National Union of Electric Power Workers

Thạc sĩ Nguyễn Thế Vĩnh: Nhà sáng chế độc quyền Máy biến áp phân phối 4.0

25/12/2021 08:40:06 AM 1.008 lượt xem
Ngày 01/7/2021, Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 11033w/QĐ-SHTT về việc cấp Bằng độc quyền sáng chế Máy biến áp (MBA) phân phối cho tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thế Vĩnh, hiện đang công tác tại Ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Kinh nghiệm, tâm huyết và khơi nguồn sáng tạo.

Thạc sĩ Nguyễn Thế Vĩnh sinh năm 1968, với kinh nghiệm gần 30 năm công tác trong ngành Điện, được đào tạo cơ bản tại Trường Đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam đó là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội khóa 33. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Nguyễn Thế Vĩnh vào làm việc tại Công ty Điện lực Hà Nội (nay là EVNHaNoi) và từ năm 2000, Anh làm tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Trong quá trình công tác, Anh tiếp tục nâng cao trình độ, hoàn thành khóa học Thạc sĩ chuyên ngành về Quản lý Công nghệ Môi trường, Năng lượng mới tại Viện Công nghệ Châu Á (AIT- Thái Lan).

Ở Anh hội tụ đầy đủ về trình độ kiến thức khoa học kỹ thuật của ngành Điện và lĩnh vực về Công nghệ và giải pháp Năng lượng; cộng với kinh nghiệm thực tế, sự đam mê, tâm huyết, sáng tạo trong nghiên cứu khóa học; trăn trở với những vấn đề về công nghệ, kỹ thuật, chuyển đổi số của ngành Điện. Câu hỏi làm thế nào để hệ thống lưới điện Việt Nam đáp ứng được với thời đại công nghệ 4.0, tiếp cận và theo kịp với các nước phát triển? luôn làm cho anh trăn trở, từ đó đã thôi thúc, tạo động lực để anh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật giải quyết những vấn đề thực tiến của ngành Điện. Anh suy nghĩ ngành Điện là ngành kỹ thuật có công nghệ hiện đại, phức tạp, phạm vi quản lý rộng khắp mọi miền từ miền núi, vùng sâu, vùng xa, thành phố, hải đảo của tổ quốc, đâu đâu cũng cần ngành Điện phục vụ cung cấp điện. Đặc biệt với thực trạng đô thị hóa hiện đại của đất nước, các khu công nghiệp được đầu tư xây dựng nhiều, đòi hỏi hệ thống điện cũng phải được hiện đại để theo kịp xu thế phát triển của xã hội.

Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thế Vĩnh nhận chứng nhận Bằng sáng chế độc quyền MBA phân phối thông minh 4.0

Máy biến áp phân phối cùng hệ thống thiết bị đấu nối cao/hạ thế đều là những thiết bị không thể thiếu được trong lưới điện trung, hạ thế nhưng đều đang rất cồng kềnh, kém an toàn chiếm nhiều diện tích, hầu hết chưa có tích hợp các hệ thống giám sát, điều khiển…MBA phân phối mới cần phải được cải tiến làm sao khắc phục được tất cả các tồn tại kể trên; nhỏ gọn, vận hành an toàn hơn, linh hoạt hơn và phải được tích hợp với các tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực giám sát, điều khiển và vận hành; kiểu dáng của máy phải thân thiện với môi trường và phù hợp hơn với đặc thù mỹ quan đô thị, khu di tích, bảo tồn...Tất cả điều này đã thôi thúc anh tim tòi, nghiên cứu để cải tiến MBA truyền thống sang MBA phân phối thông minh công nghệ 4.0. Sau nhiều năm nghiên cửu, tìm hiểu, sáng tạo, sản phẩm Máy biến áp phân phối công nghệ 4.0 của Thạc sĩ Nguyễn Thế Vĩnh đã thành hiện thực, đó là ngày 01/7/2021 Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã Quyết định số 11033w/QĐ-SHTT về việc cấp Bằng độc quyền sáng chế Máy biến áp phân phối cùng với 3 Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho sáng chế tâm huyết của anh.

Sáng chế Máy biến áp phân phối thông minh 4.0.

Là máy biến áp phân phối chuyên dùng dạng modul sử dụng trong lưới điện trung/hạ thế đi ngầm đến cấp 35 kV có đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới; được thiết kế tích hợp modul máy biến áp - trạm biến áp, gồm 5 khối chức năng chuyên biệt như khối máy biến áp, khối đế, khối trung áp, khối hạ áp và khối thu thập và truyền số liệu.

Ngoài chức năng chính đối với máy biến áp truyền thống dùng để biến đổi điện áp từ trung áp xuống hạ áp (điện áp 0,4kV) phục vụ cho các phụ tải của khách hàng, sáng chế đặc biệt chú ý vào các chức năng kết nối, giám sát, lưu trữ số liệu cũng như phân tích quản lý vận hành tập trung. MBA phân phối thông minh được thiết kế dạng modul có chức năng chuyên biệt; các modul chức năng được kết nối và điều khiển bởi chương trình phần mềm quản lý giám sát và điều khiển MBA.

Thiết kế Máy biến phân phối thông minh 4.0

Góp phần đột phá trong việc sáng chế, chế tạo máy biến áp phân phối thông minh ngoài quan niệm mới được đưa ra trong phương thức cấp điện thì việc ứng dụng các công nghệ mới về vật liệu và thiết bị cách điện đã được áp dụng hết sức sáng tạo trong việc thiết kế chế tạo máy biến áp; phần công nghệ vật liệu đã chiếm tỷ trọng quan trọng trong máy biến áp phân phối thông minh này.  

Chức năng điều khiển cảnh báo gồm: Điều khiển theo quy trình cho phép; cảnh báo sự cố máy biến áp; cảnh báo sự cố lưới điện trung áp và hạ áp; phân tích hiệu suất vận hành Máy biến áp; cho phép giám sát vận hành MBA gồm (nhiệt độ, áp suất, mức dầu, độ ẩm, cách điện cuộn dây, cảnh báo lệch pha, quá tải), lập lịch duy tư sửa chữa MBA.

Chức năng kết nối giám sát lưới điện trung áp: Giám sát thông số lưới trung áp; theo dõi cảnh báo tình trạng sự cố lưới điện; cảnh báo an toàn và chức năng theo dõi từ xa.

Kết nối giám sát lưới điện hạ áp: Áp tô mát (ATM) tổng (giám sát U,I, Cosθ); ATM nhánh (giám sát U,I, Cosθ); nhiệt độ đầu cực; cảnh báo an toàn.

Cấu trúc kiểu Tổ hợp hiện đại dạng Modul gồm (Modul khối MBA; Khối modul trung áp; khối modul ha áp; khối modul đế; khối modul giám sát, điều khiển); cấu trúc tổ hợp khối như vậy giúp dễ dàng mở rộng, nâng công suất và tích hợp thêm các khối chức năng tùy theo nhu cầu của người quản lý.

Chương trình phần mềm MBA: Cho phép kết nối với phần mềm điều khiển hệ thống; đáp ứng tiêu chí giám sát, điều khiển trong lưới điện thông minh; cảnh báo sự cố; phân tích sự cố lưới điện; lập lịch duy tư bảo dưỡng; là phần mềm được lập trình theo tiêu chuẩn công nghiệp, tính bảo mật cao; định vị trên bản đồ, thân thiện người dùng, dễ dàng kết nối với các phần mềm và mở rộng; APP kết nối mạnh mẽ.

Máy biến áp phân phối thông minh có kiểu dáng thiết kế đa dạng, đảm bảo sự đa dạng Môi trường - Thân tiện - Hiện đại; an toàn linh hoạt đáp ứng được các tiêu chí: dễ lắp đặt, dễ sửa chữa, an toàn cao, là một phần không tách rời trong lưới điện thông minh; bảo tồn cảnh quan, văn hóa, du lịch; kiểu dáng hiện đại.

Sản phẩm thử nghiệm MBA phân phối thông minh đã được sản xuất và thử nghiệm thành công đang mong chờ có thêm sự ủng hộ, đồng hành của EVN và Bộ ngành, của các đơn vị và nhà sản xuất hợp tác sản xuất và phân phối sản phẩm để sớm đưa ra thị trường cung cấp và giới thiệu cho các khách hàng trong nước và quốc tế.

Bằng sáng chế độc quyền và Giấy chứng nhận độc quyền kiểu dáng Máy biến áp phân phối thông minh của Bộ KH và CN

Tại Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển lưới điện thông minh tại Việt Nam đã đặt ra mục tiêu như sau: “Phát triển lưới điện thông minh với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện; góp phần trong công tác quản lý nhu cầu điện, khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, giảm nhu cầu đầu tư vào phát triển nguồn và lưới điện; tăng cường khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững” thì với việc sử dụng sản phẩm MBA phân phối thông minh 4.0 được sáng chế bởi các kỹ sư ngành Điện lại càng mang một ý nghĩa hết sức nhân văn về con người và khả năng sáng tạo của ngành.

Chính sách huy động và sử dụng nguồn lực trong nước nhấ là đối với ngành công nghiệp cơ khí và tự động hóa trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm hỗ trợ để phát triển mang thương hiệu “Made in Việt Nam” có thể tự hào hòa vào dòng chảy công nghiệp 4.0 trên thế giới...Những tâm huyết mà Thạc sĩ Nguyễn Thế Vĩnh đã và đang thầm lặng cống hiến bằng các nghiên cứu ứng dụng cho ngành Điện thực sự ý nghĩa để thúc đẩy hoạt động sáng kiến và đổi mới sáng tạo.

Gửi email

Bình luận (0)

Gửi bình luận Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin tức khác

Xem thêm

Sự tái sinh kỳ diệu của “cô gái hạt tiêu” ngành Điện lực

BÀI DỰ THI “VÒNG TAY CÔNG ĐOÀN LẦN THỨ IV NĂM 2024”. Đơn vị: Công đoàn PC Phú Yên.

Truyền tải điện Quảng Nam tặng quà Tết cho người khuyết tật, trẻ mồ côi

Ủng hộ Thư kêu gọi của Hội bảo trợ người khuyết tật, quyền trẻ em và bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam về chương trình vận động “TẶNG QUÀ TẾT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT, TRẺ MỒ CÔI”. Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn CSTV Truyền tải điện (TTĐ) Quảng Nam – Công ty Truyền tải điện 2 (PTC2) đã kêu gọi toàn thể người lao động chung tay góp sức ủng hộ, chia sẻ, động viên những người dân và trẻ em thiếu may mắn có cái Tết đầm ấm, vui vẻ. Hưởng ứng lời kêu gọi trên toàn thể người lao động TTĐ Quảng Nam đã đóng góp ủng hộ với số tiền 5.800.000 đồng.

Quảng Bình: Cán bộ Điện lực cứu 1 người dân bị lật đò, kẹt trong vùng mưa lũ

Sáng 29/10, anh Lê Văn Thắng – Trưởng phòng Kinh doanh Điện lực Lệ Thủy (Công ty Điện lực Quảng Bình) đã phát hiện và cùng người dân cứu được ông Trương Văn Duy (58 tuổi, trú tại thôn Xuân Hồi, xã Xuân Thuỷ, huyện Lệ Thủy) bị kẹt tại vùng ngập lụt do lật đò.

Trao nhà "Nhà đồng nghiệp" cho đoàn viên từ giải chạy bộ online “Chung bước – Đồng lòng – Thắp sáng niềm tin”

Ngày 24/10, đoàn công tác của Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Nam đã tổ chức gắn biển, bàn giao “Nhà đồng nghiệp” cho Công đoàn viên (CĐV) khó khăn về nhà ở.

Công đoàn PC Phú Yên: 614 CNVCLĐ tham gia chương trình “Bữa cơm Công đoàn”

Từ ngày 26-30/8/2024, 18 Công đoàn trực thuộc Công đoàn PC Phú Yên đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” cho 614 CNVCLĐ. Đây là hoạt động thiết thực thể hiện sự tri ân đối với những đóng góp quan trọng của người lao động đối với sự phát triển của đơn vị.

BỮA CƠM CÔNG ĐOÀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG CHÚNG TÔI

Sự kiện "Bữa cơm Công đoàn" cho người lao động thời gian qua đã trở thành một trong những hoạt động nổi bật, ý nghĩa trên phạm vi cả nước vào tháng 7 vừa qua. Hưởng ứng chương trình, Công đoàn Tổng công ty Điện lực miền Nam đã triển khai sâu rộng đến toàn thể các tổ chức Công đoàn trực thuộc, tích cực hưởng ứng chương trình.

Ấm lòng đoàn viên, người lao động ngành Điện Hà Tĩnh với “Bữa cơm Công đoàn”

Chào mừng Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày thành lập EVNNPC, những ngày qua, Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động ý nghĩa, trong đó nổi bật là chương trình “Bữa cơm Công đoàn”.

Công đoàn PC Quảng Bình: Gắn kết đoàn viên qua phong trào thể dục thể thao

Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Bình không chỉ chú trọng đến việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn đặc biệt quan tâm đến các hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe và tinh thần cho CBCNV.

“Mái ấm công đoàn” về với đoàn viên huyện biên giới

“Mái ấm công đoàn” là một trong những hoạt động nhân văn, thiết thực mà ngành điện chú trọng thực hiện nhằm góp phần giúp các đoàn viên công đoàn trong đơn vị có điều kiện được an cư, từ đó yên tâm làm việc và gắn bó hơn với ngành.

Công đoàn Điện lực Việt Nam: Thăm CBCNV PC Đắk Lắk nhân Tháng công nhân 2024

Nhân Tháng công nhân 2024, ngày 29/5, đoàn công tác của Công đoàn EVN và EVNCPC do ông Đỗ Đức Hùng – Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến làm thăm hỏi, tặng quà CBCNV của PC Đắk Lắk. Tham gia cùng đoàn còn có ông Vũ Văn Minh – Trưởng Ban chính sách pháp luật và Quan hệ lao động; ông Nguyễn Văn Lương – Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công; bà Đoàn Thị Phụng – Uỷ viên BCH, Phó Ban Nữ công Tổng công ty.

Tháng 5 yêu thương

Tháng 5 về, Tháng Công nhân! Một bài thơ nhiều cảm xúc của chị Việt Sen- Điện lực Ninh Hòa (PC Khánh Hòa).

Khi thợ điện “hotline” đối mặt với dòng điện “sống”

Khi thi công, sửa chữa trên dòng điện “sống”, thợ điện “hotline” đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro và phải tuân thủ những quy trình làm việc nghiêm ngặt, đặc biệt họ luôn phải giữ cho mình “một cái đầu lạnh, một tâm lý vững và một trái tim nóng”.

Thông báo